Những điều cần lưu ý khi thi môn Văn, Sử, Địa
Không nên học tủ - Trước ngày thi, các thí sinh(TS) đừng căng thẳng quá và đặc biệt là không nên tin vào những tin đồn trên internet về đề thi, tránh học tủ, đoán mò, phải tập trung tinh thần để có cảm hứng viết bài. Ngoài ra, không nên loại trừ đề thi trong ba năm gần đây, không nghiêng hẳn về một thể loại văn xuôi hoặc thơ mà phải ôn tập cả hai.
Đề thi có ba yêu cầu: nội dung, phương pháp và tư liệu.
Khi cầm đề thi, TS phải chú ý yêu cầu phân tích của đề về tác phẩm, tránh viết lan man. Nhiều TS học rất nhiều, ôm đồm kiến thức mà không biết ứng dụng nó vào trường hợp thực tế, dẫn đến tình trạng làm bài dư thừa, dài dòng. Nhiều trường hợp TS biến bài phân tích một đoạn trích, một khía cạnh của tác phẩm thành bài phân tích cả tác phẩm. Những trường hợp "phăng" ý không có cơ sở và chép nguyên si bài giảng của thầy cô trong lớp về các tác phẩm thường bị dưới điểm trung bình vì không bám sát đề.
Cấu trúc đề thi thường có ba câu bao gồm: phần lý thuyết và phần tự luận. Câu lý thuyết mang tính kiểm tra kiến thức, thường chiếm 2 điểm. Hai câu còn lại kiểm tra sự cảm thụ tác phẩm, cách lập luận và kỹ năng làm bài của TS. Yêu cầu chung với câu lý thuyết là trả lời đúng yêu cầu của đề thi, ngắn gọn, rõ ràng và đủ ý. Với những câu tự luận, TS nên trình bày đúng bố cục mở bài, thân bài, kết bài. Phần thân bài nên chú ý lập luận chặt chẽ, rõ ràng, nên viết ra giấy nháp dàn ý đề cương phần thân bài, chia các ý lớn theo trình tự lập luận.
Về cách trình bày, nên chú ý những lỗi chính tả (dấu hỏi, dấu ngã, các âm cuối), lỗi viết hoa... Chẳng hạn cách viết bài thơ Thu Điếu, Tràng Giang là sai, mà phải là Thu điếu, Tràng giang.
Một điều không kém phần quan trọng mà nhiều TS thường bị mất điểm là không biết cách đưa dẫn chứng vào bài làm. Dẫn chứng đưa vào bài phải chính xác (dẫn chứng đúng yêu cầu của luận điểm cần chứng minh, phân tích), gọn (làm nổi bật luận điểm vấn đề cần phân tích) và phải tiêu biểu. Đối với văn xuôi, TS có thể dẫn chứng nguyên văn hoặc tóm lược dẫn chứng, nhưng không được kể chuyện. Tốt nhất là xen kẽ tóm lược dẫn chứng với những lời bình luận, phân tích.
Lập dàn bài vào giấy nháp trước khi viết Thời gian thi đã gần kề, các TS không nên nhồi nhét kiến thức, hãy nghỉ ngơi để giúp tinh thần thoải mái.
Khi cầm đề thi nên đọc kỹ để xác định yêu cầu của đề là phân tích, so sánh hay nhận định các sự kiện lịch sử, tránh làm lạc đề. Đặc biệt, nên khoanh vùng thời gian và sự kiện lịch sử diễn ra ở giai đoạn/thời kỳ nào. Khi đọc đề, nên viết nhanh vào giấy nháp để không quên. Sau đó, lập đề cương trong giấy nháp khoảng 10-15 phút, vạch ra những sự kiện chính và đánh dấu những cột mốc quan trọng để viết kỹ hơn.
Chỉ nên chọn những câu nào làm được thì làm trước, tạo tâm lý thoải mái, không nên chọn câu nhiều điểm và sa lầy vào mất nhiều thời gian. Phần mở bài không nên viết quá dài, chỉ chuyển ý ngắn gọn vài dòng rồi chuyển ngay vào trọng tâm để kịp thời gian.
Về cách trình bày, sau khi hết một ý chính, một sự kiện nên xuống hàng và thụt đầu dòng, trình bày văn phong trong sáng, chữ viết sạch đẹp.
Một điều TS cần lưu ý là nên phân chia thời gian cho các câu hỏi, cố gắng làm hết, không bỏ sót. Và cuối giờ thi nên dành 10-15 phút đọc lại bài. Đây là một bước không kém phần quan trọng để TS nhận ra những thiếu sót của mình trong quá trình làm bài.
Tránh viết dài dòng như môn Văn. Trước khi thi, cần nắm vững kiến thức cơ bản về Địa lý tự nhiên của VN liên quan đến phân vùng. Ngoài ra, nên giữ sức khỏe, ăn uống đầy đủ, không nghe thông tin học "tủ".
Môn Địa có hai phần chính là nội dung và biểu đồ. Biểu đồ chiếm khoảng 3 điểm, TS nên vận dụng những kỹ năng vẽ biểu đồ để đạt điểm tối đa. Đối với số %, thập phân thì sử dụng biểu đồ tròn hoặc hình bánh còn số chẵn thì sử dụng biểu đồ cột. Cần chọn biểu đồ phù hợp nhất thể hiện đúng vấn đề đề thi yêu cầu, và nhận xét, giải thích rõ về biểu đồ.
Về phần nội dung, nên đọc đề thật kỹ, xác định câu hỏi đó là phân tích, chứng minh, tổng hợp hay biện luận. Chẳng hạn câu hỏi là chứng minh thì nên đưa cơ sở lý luận trước rồi chứng minh.
Nên viết gãy gọn theo hình thức lập luận, không cần có 3 phần mở bài, thân bài,